Phân biệt 4 kiểu Thỏa Thuận Nhượng Quyền

Về mặt pháp lý, thỏa thuận nhượng quyền là những thỏa thuận ràng buộc giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền.

Bên nhượng quyền thường xác định cấu trúc của các mối quan hệ kinh doanh bằng thỏa thuận nhượng quyền. Các thỏa thuận thường được xác định bằng số lượng đơn vị được cung cấp cho bên nhận quyền và các quyền phát triển lãnh thổ có trong hợp đồng. Dưới đây là bốn loại thỏa thuận nhượng quyền thương mại phổ biến. 

1. Thỏa thuận Nhượng quyền Đơn lẻ

Single-Unite Franchise Agreement là nhượng quyền một cơ sở kinh doanh, hoặc nhượng quyền đơn lẻ. 

Trong thỏa thuận đơn lẻ, bên nhận quyền được phép mở và vận hành một đơn vị nhượng quyền duy nhất.

Loại thỏa thuận này là đơn giản nhất và được sử dụng thường xuyên nhất, thường được các thương hiệu mới thành lập sử dụng để bắt đầu mở rộng chuỗi. Theo thời gian, nếu bên nhận quyền làm ăn phát đạt, bên nhượng quyền có thể xem xét khả năng mở rộng hợp đồng để bao gồm các đơn vị bổ sung.

2. Thỏa thuận Nhượng quyền Đa đơn vị

Thỏa thuận nhiều đơn vị (Multi-Unit Franchise Agreement) là thỏa thuận cho phép bên nhận quyền mở và vận hành nhiều hơn một đơn vị nhượng quyền.

Trong một số trường hợp, những thỏa thuận nhượng quyền này đi kèm với thời hạn, trong đó bên nhận quyền phải tuân thủ lịch trình phát triển số lượng đơn vị cửa hàng được xác định trước. Nếu bên nhận quyền không đáp ứng đúng tiến độ đã thỏa thuận, bên nhượng quyền có thể có quyền ký hợp đồng với các bên đầu tư quan tâm khác.

3. Thỏa thuận nhượng quyền phát triển khu vực

Thỏa thuận phát triển khu vực (Area Development Franchise Agreement) tương tự như thỏa thuận nhiều đơn vị. Bên nhận quyền được cấp quyền mở và vận hành nhiều đơn vị trong một khung thời gian xác định.

Tuy nhiên, với thỏa thuận nhượng quyền phát triển khu vực, bên nhận quyền được phép mở chuỗi độc quyền trong một khu vực lãnh thổ, và được quyền nhượng quyền phụ. Không bên nhận quyền nào khác được phép mở đơn vị tại khu vực địa lý đó trong thời hạn hợp đồng. 

4. Thỏa thuận nhượng quyền độc quyền

Các thỏa thuận nhượng quyền độc quyền (Master Franchise) mang lại cho các bên nhận quyền nhiều quyền hơn so với các thỏa thuận phát triển khu vực.

Cùng với quyền và nghĩa vụ mở một số đơn vị nhất định trong một lãnh thổ cụ thể, người nhận quyền chính cũng có quyền bán nhượng quyền thương mại trong phạm vi vị trí địa lý của họ cho người khác (sub-franchise, hay còn gọi là nhượng quyền phụ). Về cơ bản, người nhận quyền độc quyền (Master Franchisee) cũng giống như người nhượng quyền chỉ hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể. Họ đảm nhận nhiều trách nhiệm của bên nhượng quyền, bao gồm đào tạo và hỗ trợ, đồng thời họ thu được lợi ích từ phí và tiền bản quyền của bên nhận quyền.

VN Franchise là công ty tư vấn nhượng quyền thương hiệu số #1 Việt Nam.

Để được tư vấn, vui lòng LIÊN HỆ chúng tôi qua info@vnfranchise.vn.

VN Franchise (Theo Franchise Business & Law Group)

Bài viết liên quan

VNFranchise - Trang Nhượng Quyền Thương Hiệu Số 1 Việt Nam

Đăng Ký Nhận Tin Tức Mới Nhất Về Nhượng Quyền Thương Hiệu

vnfranchise vnfranchise