CEO Pozaa Tea: 2023 là cơ hội cho các chuỗi đồ uống kinh doanh nhượng quyền

Ra đời năm 2013, Pozaa Tea là thương hiệu trà sữa dành cho giới trẻ với hệ thống hơn 250 cửa hàng trên toàn quốc. Đánh dấu 10 năm có mặt trên thị trường, CEO Pozaa Tea – bà Hoàng Hiền chia sẻ về cơ hội cho các chuỗi đồ uống nhượng quyền tiếp cận thị trường gần 1 năm hoạt động bán offline quay trở lại sau đại dịch.

Trà sữa không phải là ngành “sớm nở tối tàn”

Trà sữa đã chứng minh được bản thân nó không phải là một sản phẩm trend, bùng nổ nhanh và biến mất cũng nhanh như xoài lắc hay mỳ cay. Trà sữa hiện nay đang là thức uống quen thuộc và yêu thích của giới trẻ hàng ngày, nhất là trong thời đại của thế hệ Gen Y và Gen Z ngày nay.

Mặc dù là thức uống của giới trẻ, một nhóm đối tượng có phần “dễ tính” hơn nhưng sự chen chân của các ông lớn vào lĩnh vực này cũng không hề là dễ dàng khi các thương hiệu này chỉ có kinh nghiệm về cafe và các dòng trà hoa quả dành cho dân công sở mà chưa có kinh nghiệm cũng như sự thấu hiểu về sản phẩm trà sữa dành cho học sinh sinh viên.

Triển vọng bùng nổ của thị trường đồ uống được hồi phục

Gần 1 năm xã hội trở lại “bình thường mới” sau đại dịch Covid-19, thị trường đồ uống Việt Nam có sự phục hồi đáng kể, nhu cầu chuyển dịch từ sử dụng các sản phẩm dịch vụ ở nhà được thay đổi theo tâm lý “háo hức” tụ tập của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ.

Thị trường trà sữa cũng chứng minh được đây không phải là ngành kinh doanh “sớm nở tối tàn” khi liên tục có sự chen chân của các ông lớn. Nó đã chứng minh được sức ảnh hưởng để trở thành một thức uống quen thuộc và yêu thích nhất là với sự bùng nổ của thế hệ Gen Y và Gen Z.

Nghịch lý của thị trường trà sữa – 9/10 cửa hàng thua lỗ

Riêng tại Việt Nam, thị trường trà sữa có quy mô vào khoảng 362 triệu USD, tương đương với 8,400 tỉ đồng đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan (theo nghiên cứu của Momentum Works và Qlub Singapore). Tuy nhiên có một nghịch lý tồn tại trong ngành trà sữa là mặc dù doanh thu toàn ngành cao, tỉ suất lợi nhuận gộp lên tới 60-70% nhưng có đến 90% cửa hàng trà sữa kinh doanh thua lỗ.

Theo Qlub, tỉ suất lợi nhuận cao nhưng kinh doanh trà sữa trân châu vẫn là một cuộc chơi khó khăn khi các cửa hàng gặp nhiều vấn đề vì sản phẩm dễ sao chép và sự bất ổn định trong chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, thị trường bị đánh chiếm bởi một vài thương hiệu có số lượng cửa hàng lớn, được nhận diện tốt hơn, có các chiến dịch truyền thông mạnh hơn khiến cho các cửa hàng và thương hiệu nhỏ lẻ khó lòng cạnh tranh được.

Pozaa Tea và cơ hội bứt phá dành cho các doanh nghiệp có mô hình nhượng quyền hoàn thiện

Sau 10 năm phát triển và đứng vững trên thị trường, sở hữu cho mình hơn 250 cửa hàng, Pozaa Tea đứng trước bài toán phát triển để thực sự chiếm lĩnh và trở thành ông lớn của ngành.

Phát huy thế mạnh về kinh nghiệm trong lĩnh vực trà sữa cộng với sự am hiểu về hành vi, thói quen, sở thích của khách hàng đặc biệt là giới trẻ, từ giữa năm 2022, Pozaa Tea liên tục tung ra các sản phẩm mới như Dòng trà Ô long lên men 58% vào cuối năm 2022 để làm nóng lại thị trường cũng như tăng cường cơ hội tiếp cận đến nhiều phân khúc khách hàng hơn.

CEO Pozaa Tea: 2023 là cơ hội cho các chuỗi đồ uống kinh doanh nhượng quyền - Ảnh 1.

Cùng với đó, đầu năm 2023 Pozaa Tea cho ra mắt mô hình cửa hàng mới với nhận diện bắt mắt, ấn tượng hơn được nghiên cứu và tối ưu không gian sử dụng cũng như chi phí đầu tư setup ban đầu được giảm thấp nhất. “Đây sẽ là mô hình kinh doanh nhượng quyền tinh gọn – hoàn thiện phù hợp ở tất cả các khu vực, dễ dàng vận hành kể cả đối với những người lần đầu kinh doanh chưa có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề phát sinh khi được hỗ trợ từ A-Z từ đội ngũ chăm sóc đại lý của nhãn hàng”. Theo bà Hoàng Hiền – CEO Pozaa Tea

CEO Pozaa Tea: 2023 là cơ hội cho các chuỗi đồ uống kinh doanh nhượng quyền - Ảnh 2.

Mô hình cửa hàng mới giúp Pozaa Tea thực hiện tham vọng chiếm lĩnh thị trường ở nhiều phân khúc

Liên tục thay đổi để tồn tại

Sự hồi phục của thị trường là lúc các thương hiệu yếu, kém bị thanh lọc, nhẹ nhàng thì co hẹp kinh doanh, duy trì trong trạng thái “hấp hối”, nặng hơn thì hoàn toàn biến mất khỏi thị trường. Đối với các đơn vị có tiềm lực, đủ sức bền để vượt qua đại dịch cũng như đợt thanh lọc thị trường như Pozaa Tea thì nhanh chóng mở rộng chi nhánh, hợp tác mạnh mẽ với các ứng dụng giao đồ ăn (Food Delivery) và trở lên vững vàng hơn rất nhiều.

Năm 2023 đánh dấu 10 năm có mặt của Pozaa Tea trên thị trường và cũng sẽ đánh dấu lần quay trở lại thị trường miền Nam với kế hoạch mở mới hơn 90 điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, đánh chiếm lại thị phần và xây dựng một nền móng vững chắc hơn của Pozaa Tea giống như những gì thương hiệu đang có tại khu vực miền Bắc, hướng tới mục tiêu có 350 cửa hàng trên toàn quốc trong năm 2023.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc các thương hiệu chỉ việc ngồi yên hưởng thụ mà phải liên tục làm mới mình thông qua việc cải tiến chất lượng sản phẩm, nghiên cứu các sản phẩm mới lẫn hoàn thiện trải nghiệm khách hàng, bài trí không gian, bao bì mới lạ. Nếu không thay đổi sẽ không thể tồn tại được.

Bạn có thương hiệu nhượng quyền muốn tiếp cận đối tác tiềm năng, hoặc bạn là nhà đầu tư đang tìm kiếm một mô hình nhượng quyền phù hợp, tối ưu lợi nhuận, VNFranchise sẵn sàng hỗ trợ bạn. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email info@vnfranchise.vn hoặc (028) 6676 6066.

Bài viết liên quan

VNFranchise - Trang Nhượng Quyền Thương Hiệu Số 1 Việt Nam

Đăng Ký Nhận Tin Tức Mới Nhất Về Nhượng Quyền Thương Hiệu

vnfranchise vnfranchise