Chính Sách Đãi Ngộ Nhân Sự Của StarBucks

Starbucks là một điển hình trong lĩnh vực F&B về việc chú trọng đến tinh thần và môi trường làm việc thân thiện với nhân viên, khuyến khích họ tạo dựng các mối quan hệ gắn bó ngay trong nhóm và luôn xem nhân viên là các “thượng đế” cần chăm sóc hết mình. Tại Starbucks, họ gọi nhân viên là “đối tác”, ngay cả các nhân viên bán thời gian luôn có cơ hội nhận cổ phiếu và bảo hiểm của công ty. Vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, khi các công ty bán lẻ sa thải hàng loạt nhân viên, Starbucks vẫn kiên trì đầu tư vào huấn luyện kỹ năng cho nhân viên của mình, bao gồm các khóa pha chế và thậm chí những môn học có thể quy đổi thành tín chỉ ở nhiều trường Đại học tại Mỹ.

chinh-sach-dai-ngo-nhan-su-cua-starbuck

Không dừng lại ở việc cung cấp các chế độ đãi ngộ hào phóng cho nhân viên, các doanh nghiệp này còn thường xuyên lắng nghe ý kiến nhân viên, đo lường sự hài lòng và gắn kết của nhân viên để nhanh chóng điều chỉnh các chính sách không phù hợp.

Starbucks đang xây dựng công cụ đo lường sự gắn kết của nhân viên bằng ứng dụng trên điện thoại. Theo đó, công cụ này sẽ cho phép lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tâm tư, tình cảm, ý kiến của nhân viên theo thời gian thực. Ứng dụng đo lường sự hài lòng nhân viên của Starbuck cho phép doanh nghiệp truyền tải thông điệp tới nhân viên một cách dễ dàng: từ các thông báo đến những lời động viên, khích lệ nhân viên. Quan trọng hơn, ứng dụng này là kênh để nhân viên bày tỏ suy nghĩ, các sáng kiến cải cách cho doanh nghiệp. Starbuck cũng có thể đánh giá mức độ hài lòng và mức độ gắn kết của nhân viên thông qua việc đo lường.

CEO của Starbucks – Howard Schultz tin rằng những nhân viên được chăm sóc tốt và cảm thấy mãn nguyện sẽ qua đó chăm sóc và cung cấp những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Đo lường sự hài lòng của nhân viên cho phép lãnh đạo nắm được tâm tư tình cảm của nhân viên, từ đó đưa ra các chính sách quản lý, phát triển nhân sự hợp lý. Howard đưa ra lời khuyên: “Đừng xem việc đãi ngộ hào phóng với nhân viên là một khoản chi phí cắt ra từ lợi nhuận, hãy xem nó là “nước tăng lực” giúp doanh nghiệp lớn mạnh hơn cả mường tượng của lãnh đạo”.Vì sao phải đo lường sự hài lòng nhân viên?

“Đừng xem việc đãi ngộ hào phóng với nhân viên là một khoản chi phí cắt ra từ lợi nhuận, hãy xem nó là “nước tăng lực” giúp doanh nghiệp lớn mạnh hơn cả mường tượng của lãnh đạo” -Howard Schultz

Các chuyên gia quản trị cho rằng sự hài lòng và gắn kết của nhân viên tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh bởi nhân viên chính là lực lượng tạo ra kết quả. Ít hài lòng thì ít cống hiến, kém sáng tạo, hiệu quả công việc thấp. Ngược lại, nhân viên hài lòng sẽ cống hiến hết mình với công việc, chủ động theo đuổi các mục tiêu chung của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự hài lòng của nhân viên còn giúp nội bộ doanh nghiệp gắn kết, nhân viên ca ngợi sự đối đãi của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, và cả trên truyền thông đại chúng, tăng uy tín cho doanh nghiệp. Điển hình như Starbucks, Google luôn được nhân viên ca ngợi là môi trường làm việc đáng mơ ước.

Theo F&B Việt Nam

Bài viết liên quan

VNFranchise - Trang Nhượng Quyền Thương Hiệu Số 1 Việt Nam

Đăng Ký Nhận Tin Tức Mới Nhất Về Nhượng Quyền Thương Hiệu

vnfranchise vnfranchise