FRANCHISING 101 – Cách Mua Nhượng quyền – Phần II: CÁCH TÌM THƯƠNG HIỆU NHƯỢNG QUYỀN PHÙ HỢP

Tiếp nối bài Franchising 101 – Cách mua Nhượng quyền Phần 1: Mô hình kinh doanh nhượng quyền là gì, phần 2 sẽ giải đáp cách lựa chọn thương hiệu nhượng quyền phù hợp. Nhà đầu tư cần cân nhắc chi phí mua nhượng quyền, khả năng cũng như mục tiêu trước khi mua nhượng quyền.

1 Liệu nhượng quyền thương hiệu có phù hợp với bạn?

ĐẦU TƯ

  • Chi phí đầu tư như thế nào?
  • Mức tối đa mà bạn có thể chịu được nếu thua lỗ?
  • Bạn đang mua nhượng quyền thương mại một mình hay với các đối tác?
  • Bạn có cần hỗ trợ tài chính không và từ đâu? Xếp hạng tín dụng và điểm tín dụng của bạn là gì?
  • Bạn có tiết kiệm hoặc thu nhập bổ sung cho đến khi khai trương cửa hàng và kinh doanh có lãi?

KHẢ NĂNG 

Nhà đầu tư cần xem xét khả năng của mình với yêu cầu thương hiệu đó. Việc nhượng quyền có yêu cầu kinh nghiệm kỹ thuật, kinh nghiệm đào tạo hoặc giáo dục đặc biệt không.Ví dụ:

  • Yêu cầu của lĩnh vực đó ra sao, như sửa chữa ô tô, trang trí nhà và văn phòng hoặc khai thuế?
  • Kỹ năng đặc biệt nào phù hợp cho doanh nghiệp này?
  • Bạn có kinh nghiệm gì với tư cách là chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý?

MỤC TIÊU

  • Lý do cụ thể khi mua một nhượng quyền thương mại là gì?
  • Bạn có cần thu nhập hàng năm tối thiểu cụ thể không?
  • Bạn có muốn làm việc trong một lĩnh vực cụ thể?
  • Bạn có quan tâm đến việc bán lẻ hoặc thực hiện một dịch vụ?
  • Bạn có thể làm việc nhiều hơn bình thường không?
  • Bạn có ý định tự vận hành doanh nghiệp hay thuê người quản lý?
  • Quyền sở hữu nhượng quyền sẽ là nguồn thu nhập chính của bạn hay là nguồn bổ sung cho thu nhập hiện tại của bạn?
  • Bạn có tham gia công việc này lâu dài không?
  • Bạn có muốn sở hữu nhiều cửa hàng?
  • Bạn có sẵn sàng để bên nhượng quyền (thương hiệu) trở thành “sếp” của mình không?

2 Tìm kiếm cơ hội nhượng quyền phù hợp

Có nhiều cách để tìm kiếm cơ hội nhượng quyền như trang web của thương hiệu, ghé thăm các cửa hàng địa phương, tham dự triển lãm hoặc sự kiện nhượng quyền thương hiệu, làm việc với môi giới nhượng quyền v.v. Bạn có thể tìm kiếm được nhiều thông tin trên mạng, trong sách hoặc các tạp chí thương mại để tìm hiều các cơ hội nhượng quyền khác nhau. Đây là những nguồn tư liệu đặc biệt hữu ích trong việc tìm ra thương hiệu nhượng quyền hoặc mô hình kinh doanh phù hợp nhất.

2.1 Cửa hàng địa phương

Ghé thăm cửa hàng và trao đổi với chủ thương hiệu là một trong những cách tốt nhất để tìm hiểu về thương hiệu.

2.2 Tham gia sự kiện nhượng quyền

Tham dự buổi triển lãm nhượng quyền thương mại giúp so sánh nhiều cơ hội nhượng quyền cùng lúc. Trước khi tham dự, hãy nghiên cứu loại hình nhượng quyền có thể phù hợp nhất với ngân sách, kinh nghiệm của bạn và mục tiêu. Trong sự kiện, hãy trao đổi với các thương hiệu.

  • Có bao nhiêu cửa hàng được nhượng quyền và ở đâu?
  • Phí nhượng quyền ban đầu là bao nhiêu? Các chi phí khởi động bổ sung là gì?
  • Có tiếp tục thanh toán tiền bản quyền không và bao nhiêu?
  • Bên nhượng quyền (thương hiệu) cung cấp những hỗ trợ nào về quản lý, kỹ thuật và các hỗ trợ khác?
  • Bên nhượng quyền áp dụng những biện pháp kiểm soát nào?
  • Bên nhượng quyền đã kinh doanh được bao lâu?

Thông thường, các bên nhượng quyền (thương hiệu) đưa ra ưu đãi để thu hút nhà đầu tư tham gia. Những cuộc họp này có thể là một nguồn thông tin hữu ích để tìm hiểu cơ hội nhượng quyền thương hiệu, nhưng họ cũng có thể gây áp lực để nhà đầu tư chốt mua nhượng quyền.

2.3 Môi giới nhượng quyền

Môi giới nhượng quyền còn được gọi là “huấn luyện viên kinh doanh”, “cố vấn”, “nguồn giới thiệu” hoặc “chuyên gia tư vấn bán hàng”.

Thông thường, bên môi giới xem xét số tiền bạn phải đầu tư và sau đó hướng bạn đến những cơ hội phù hợp với sở thích và nguồn lực. Bên môi giới cũng giúp nhà đầu tư về giấy tờ để hoàn tất việc mua bán. Các nhà môi giới thường làm việc cho bên nhượng quyền (thương hiệu) và chỉ được trả tiền nếu bán được hàng.

Trước khi nhờ đến bên môi giới, hãy cân nhắc xem bạn có cần dịch vụ của họ không, hay bạn có thể tự tìm được thông tin trên mạng internet. Nếu quyết định đồng hành cùng bên môi giới nhượng quyền, hãy kiểm tra kỹ các đơn đăng ký hoặc thủ tục giấy tờ do nhà môi giới hoàn thành thay mặt bạn. Đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nếu bất kỳ thông tin nào trong đơn đăng ký hoặc thủ tục giấy tờ khác với thông tin có trong Tài liệu Tiết lộ Nhượng quyền Thương mại (FDD).

2.3.1 Cách môi giới lựa chọn thương hiệu nhượng quyền

Thường bên môi giới nhượng quyền chỉ giới thiệu những thương hiệu mà họ đại diện, bởi chính thương hiệu (franchisor) được trả tiền khi hợp đồng được thanh toán.

2.3.2 Ai là người trả tiền cho bên môi giới?

Một số nhà môi giới được trả một khoản phí cố định bất kể giá nhượng quyền thương mại mà họ bán. Những số khác khác được trả hoa hồng dựa trên chi phí của mỗi thương hiệu nhượng quyềni. Những nhà môi giới này có thể hướng nhà đầu tư đến một thương hiệu đắt tiền hơn để tăng chi phí hoa hồng. 

2.3.3 Số liệu lợi nhuận từ bên môi giới có đáng tin?

Bên môi giới có thể thuyết phục nhà đầu tư mua thương hiệu nhượng quyền thông qua lợi nhuận mà họ có thể kiếm được. Tuy nhiên, những con số này có thể không đúng hoặc gây hiểu lầm

Ví dụ: các số liệu có thể dựa trên thu nhập trong một khu vực có nhu cầu cao về hàng hóa hoặc dịch vụ của bên nhượng quyền (thương hiệu). Hoặc con số trên dữ liệu ngành đã lỗi thời. Trong một số trường hợp, xác nhận thu nhập được dựa trên số liệu tổng doanh thu, nhưngbạn xem xét các khoản chi,  thu nhập thực tế sẽ ít hơn nhiều.

Thế nên, nhiều thương hiệu (franchisor) và bên đại diện bán hàng không được phép đưa ra báo cáo doanh số, thu nhập hoặc lợi nhuận trừ khi các báo cáo đó nằm trong bộ tài liệu mà bên thương hiệu phải cung cấp cho nhà đầu tư.

Bởi vì thu nhập đại diện có thể gây hiểu lầm, người nhượng quyền và đại diện bán hàng của họ không được phép đưa ra tuyên bố về doanh số, thu nhập hoặc lợi nhuận trừ khi các yêu cầu được bao gồm trong Tài liệu Tiết lộ Nhượng quyền (Franchise Disclosure Agreement) bên nhượng quyền phải cung cấp cho nhà đầu tư.

Tài liệu này liệt kê tên và thông tin liên hệ hiện tại của bên nhượng quyền (thương hiệu) và các bên nhận quyền (nhà đầu tư – franchisee). Hãy trao đổi thông tin và kinh nghiệm với họ, thay vì chỉ dựa vào thông tin từ nhà môi giới. 

Là công ty tư vấn nhượng quyền số 1 Việt Nam, VN Franchise là đại diện độc quyền của nhiều thương hiệu quốc tế và giúp cho nhiều doanh nghiệp phát triển kinh doanh nhượng quyền.

Vui lòng LIÊN HỆ info@vnfranchise.vn để được tư vấn nhượng quyền thương hiệu.

VN Franchise (theo Federal Trade Commission)

Bài viết liên quan

VNFranchise - Trang Nhượng Quyền Thương Hiệu Số 1 Việt Nam

Đăng Ký Nhận Tin Tức Mới Nhất Về Nhượng Quyền Thương Hiệu

vnfranchise vnfranchise