Giới trung lưu Việt ngày càng giàu hơn, tiêu dùng nội địa Việt Nam sẽ vượt xa Thái Lan, Anh và Đức vào 2030

Thu nhập và tài sản ngày càng gia tăng của tầng lớp trung lưu Việt ngày càng củng cố những nỗ lực tiến sâu hơn vào thị trường tiêu dùng nội địa Việt Nam. Trong khi các công ty đa quốc gia phương Tây đang vật lộn với những thách thức từ kinh tế vĩ mô và căng thẳng địa chính trị, đây có thể là thời điểm thuận lợi để Việt Nam tập trung nỗ lực thu hút thêm nữa các dòng vốn FDI trong khu vực nội khối châu Á.

Thị trường tiêu thụ nội địa của Việt Nam là một đấu trường quan trọng đối với các công ty đa quốc gia, ông Joonsuk Park – Giám đốc Khối Kinh doanh Quốc tế, Khối Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp HSBC Việt Nam – đã chia sẻ.

Theo nghiên cứu của HSBC, đến năm 2030, thị trường tiêu dùng nội địa của Việt Nam sẽ vượt qua các thị trường Thái Lan, Anh và Đức.

Ông Joonsuk cho biết, Việt Nam đã thành công trong việc trở thành một thị trường hàng đầu tại châu Á và là một nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu. Các công ty đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam được hưởng lợi từ việc được tự do tiếp cận 15 trong số các thị trường nhóm G20.

Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực tận dụng các Hiệp định tự do thương mại (FTA) như một công cụ quan trọng để tạo nền tảng thuận lợi cho tăng trưởng xuất khẩu của đất nước. Hiện nay, Việt Nam có 15 FTA và nhiều hiệp định khu vực, trong đó có RCEP và CPTPP.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Việt Nam cam kết và kiên trì thực hiện các FTA quan trọng như FTA Anh-Việt Nam, RCEP và CPTPP. Phần lớn các công ty đa quốc gia tại Việt Nam là các công ty trong nội khối châu Á. Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam bao gồm điện thoại di động, hàng điện tử, máy móc nói chung, hàng may mặc, giày dép, sản phẩm gỗ và các công ty đa quốc gia châu Á đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực này. Việc thu hút các doanh nghiệp đa quốc gia trong nội khối châu Á sẽ giúp nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm xuất khẩu và mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa.

“Việc thu hút các doanh nghiệp đa quốc gia trong nội khối châu Á cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam không chỉ nâng tầm giá trị gia tăng của các sản phẩm xuất khẩu, mà đồng thời có lợi cho việc mở rộng cả chiều sâu và chiều rộng của thị trường tiêu thụ nội địa”, ông Joonsuk nói thêm.

Nhiều nhà đầu tư FDI và tiềm năng cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục có triển vọng phát triển nhờ vào hệ sinh thái sản xuất được xây dựng, chi phí cạnh tranh, số lượng công nhân lành nghề ngày càng tăng, sự hỗ trợ pháp lý tiến bộ, tài sản và thu nhập của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, cùng với lợi thế từ việc áp dụng chiến lược Trung Quốc+1.

Theo dự báo của HSBC, GDP Việt Nam sẽ tăng 5,8% vào năm 2023. Việc thu hút dòng vốn FDI trở lại thị trường Việt Nam là rất quan trọng đối với cả tăng trưởng xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa.

Bên cạnh đó, tầng lớp trung lưu Việt Nam đang có thu nhập và tài sản ngày càng gia tăng, củng cố những nỗ lực tiến sâu hơn vào thị trường tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, các công ty đa quốc gia phương Tây đang gặp nhiều thách thức từ kinh tế vĩ mô và căng thẳng địa chính trị, điều này có thể tạo ra cơ hội thuận lợi để Việt Nam tập trung nỗ lực thu hút thêm các dòng vốn FDI trong khu vực nội khối châu Á.

Có nhiều biện pháp có thể được áp dụng để tăng cường dòng vốn FDI và chính phủ Việt Nam đang có nhiều nỗ lực để tiến hành. Tuy nhiên, nhiệm vụ lúc này là phải tăng tốc độ tiến hành để củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào các khung pháp lý. Việt Nam đang trên hành trình chuyển đổi để trở thành một thị trường mới nổi và đầu tư FDI tích cực sẽ hỗ trợ đẩy nhanh hành trình đó.

Xu hướng nhượng quyền thương mại gần đây có sức hấp dẫn với các nhà khởi nghiệp, theo IFA, Việt Nam được xác định là thị trường nhượng quyền hấp dẫn tại khu vực Đông Nam Á trong nhiều lĩnh vực.Bạn có thương hiệu nhượng quyền muốn tiếp cận đối tác tiềm năng, hoặc bạn là nhà đầu tư đang tìm kiếm một mô hình nhượng quyền phù hợp, tối ưu lợi nhuận, VNFranchise sẵn sàng hỗ trợ bạn. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email info@vnfranchise.vn hoặc (028) 6676 6066.

Bài viết liên quan

VNFranchise - Trang Nhượng Quyền Thương Hiệu Số 1 Việt Nam

Đăng Ký Nhận Tin Tức Mới Nhất Về Nhượng Quyền Thương Hiệu

vnfranchise vnfranchise