IMF dự báo GDP Campuchia tăng trưởng 6.6% trong năm 2023

Kinh tế Campuchia đang duy trì đà tăng trưởng mạnh thời hậu Covid-19. Trong năm nay và cả những năm tiếp theo, tăng trưởng tại Vương quốc được dự báo sẽ đạt mức cao, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong “Báo cáo Triển vọng Kinh tế Khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Đương đầu với những thách thức” được công bố gần đây.

Theo dự báo của IMF, kinh tế Campuchia sẽ đạt mức tăng trưởng 5.1% trong năm nay. Sang năm 2023 và 2024, mức tăng trưởng được dự báo sẽ đạt lần lượt 6.2% và 6.6%.

Theo báo cáo của IMF, Campuchia đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao là nhờ các chính sách xúc tiến thương mại thận trọng của Chính phủ, bao gồm các hiệp định thương mại tự do (FTA), và tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cao.

Tính đến ngày 29/10 năm nay, tính trung bình trên cả nước, cứ 100 người dân Campuchia đã tiêm 265 liều vắc-xin Covid-19. Đây là một thành tích nổi trội trong công tác phòng chống Covid-19 của Chính phủ Vương quốc. Điều này khiến quốc gia Đông Nam Á này trở thành một trong những quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cao nhất nhất trong khu vực và cả trên thế giới.

Báo cáo của IMF cho hay, trong nửa đầu năm 2022, Campuchia ghi nhận tăng trưởng tiêu dùng mạnh và cả tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ lẫn xuất khẩu. Đối với ngành du lịch, xu hướng phục hồi cũng được kỳ vọng nhanh hơn dự báo.

IMF cho rằng xu hướng tăng trưởng tại đất nước chùa tháp nói riêng và ở các quốc gia khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung trong suốt đầu năm nay chủ yếu được thúc đẩy bởi quá trình phục hồi thời hậu Covid-19. Đa số các nước đều đã chuyển sang coi Covid-19 là căn bệnh phổ biến.  Các chỉ số kinh tế tại những nước này đã trở lại mức trước đại dịch từ cuối năm 2021 và vẫn duy trì như thế dù nhiều làn sóng lây nhiễm Covid-19 vẫn xuất hiện.

Khi các quốc gia thoát khỏi tình trạng gián đoạn, đóng cửa và khắc phục được những khó khăn do đại dịch gây ra, những lỗ hổng sản lượng đang dần thu hẹp và thậm chí đã chấm dứt hoàn toàn tại những nền kinh tế tiên tiến trong khu vực. Đa số các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã loại bỏ được làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron. Hiện chỉ còn một tỷ lệ nhỏ quốc gia trì hoãn kế hoạch mở cửa trở lại.

Điều này giúp lĩnh vực dịch vụ cần có sự tiếp xúc trực tiếp thường xuyên, đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tiếp tục khôi phục. Hầu hết các nước ASEAN đều đã mở cửa biên giới đón du khách quốc khách quốc tế và lượng du khách đang ngày càng tăng lên. Tiêu dùng trong nước cũng phục hồi; sản xuất công nghiệp hoạt động tốt nhờ tăng nhu cầu sản xuất xuất khẩu.

Những yếu tố này góp phần giúp tăng trưởng trong quý 1/2022 nhìn chung mạnh hơn kỳ vọng trong Triển vọng Kinh tế Thế giới tháng 4/2022, nhất là tại các thị trường mới nổi ASEAN. Sự phục hồi trong khu vực này được kỳ vọng sẽ mạnh mẽ trong năm nay nhờ tiêu dùng, dịch vụ và xuất khẩu tăng mạnh trong nửa đầu năm.

Davide Furceri, Phó trưởng phòng Nghiên cứu Khu vực của IMF, Vụ châu Á – Thái Bình Dương, cho biết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và FTA Campuchia – Trung Quốc cũng đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng này. Ông nói: “Về các hiệp định thương mại, tôi nghĩ đây là một bước đi tốt đẹp cho nhiều quốc gia vì chúng thể hiện sự hợp tác quốc tế sâu rộng hơn”.

Khai Tâm (Theo Khmer Times)

Bài viết liên quan

VNFranchise - Trang Nhượng Quyền Thương Hiệu Số 1 Việt Nam

Đăng Ký Nhận Tin Tức Mới Nhất Về Nhượng Quyền Thương Hiệu

vnfranchise vnfranchise