Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy tìm hiều xem cách thức mô hình co-working space (Không gian làm việc chung) “làm ra tiền”.
Phí thành viên
Có nhiều hình thức để “kiếm tiền” từ mô hình coworking space (Không gian làm việc chung). Nguồn đóng góp doanh thu lớn nhất cho nhượng quyền thương mại và kinh doanh co-working space là phí thành viên (membership fee). Có nhiều cấp độ phí thành viên nhằm đáp ứng các doanh nghiệp khác nhau, từ các chuyên gia và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs ), cho đến các công ty lớn hơn trong danh sách Fortune 500 mà cần không gian làm việc đủ rộng, tại các địa điểm mặt bằng uy tín cho các quản lý cấp cao. Nó cũng có thể bao gồm từ các văn phòng tư nhân, từ lớn đến nhỏ, đến các thành viên không gian mở. Theo DeskMag, “Không ngạc nhiên khi các công ty Co-working space kiếm được phần lớn doanh thu của họ từ việc cho thuê bàn làm việc (61%)”.
Mô hình Co-Working Space “theo yêu cầu” và mô hình “ảo”
Một số khách hàng có thể thích cơ cấu “sử dụng tới đâu thanh toán tới đó”, và việc cung cấp dịch vụ sử dụng theo yêu cầu là một cách hiệu quả để co-working spaces đáp ứng nhu cầu phân khúc thị trường mà không quan tâm đến các cơ cấu thành phí viên thông thường.
Tiện Nghi Văn Phòng
Mặc dù phí thành viên chiếm phần lớn doanh thu của mô hình không gian làm việc chung, nhưng nhà đầu tư có rất nhiều cơ hội để tăng doanh thu từ các dịch vụ và sản phẩm bổ sung cho các thành viên. Bao gồm:
Tiện ích tại văn phòng không gian làm việc chung
Tất nhiên là sẽ có phí tổn để thành lập công ty có liên quan đến việc mở một doanh nghiệp không gian làm việc chung. Các chi phí chính bao gồm:
Không gian bên trong co-working space
Nếu được thực hiện đúng cách, Co-Working Space – không gian làm việc chung có thể mang lại lợi nhuận khá cao, và lợi nhuận trước thuếcũng như khấu hao của ngành có thể trung bình từ 10% đến 50%. Thời gian hoàn vốn có thể ngắn từ 2 – 3 năm. Yếu tố thúc đẩy lợi nhuận phụ thuộc vào giá trị, vị trí của thương hiệu, các sản phẩm và dịch vụ có giá cả cạnh tranh, thiết kế văn phòng và các tính năng phù hợp với thị trường mục tiêu, bán hàng và tiếp thị hiệu quả, đào tạo nhân viên rộng rãi để giúp đảm bảo hiệu quả hoạt động và chi phí, và sự hỗ trợ của công ty mẹ.
Trong nhiều trường hợp, không gian làm việc chung được cung cấp dưới dạng nhượng quyền thương mại và mô hình kinh doanh đã được chứng minh và thành công của bên nhượng quyền được cấp phép cho các bên nhận quyền đủ điều kiện. Một số nhượng quyền không gian làm việc chung tốt nhất bao gồm các công ty như International Work Place (IWG) – Regus, Signature by Regus, SPACES, HQ, No. 18, OpenOffice, BASEPOINT. Trên thực tế, IWG và các thương hiệu khác nhau của nó có hơn 3.100 địa điểm trên khắp thế giới và các thành viên của mỗi địa điểm có thể tự do đến các địa điểm khác trong mạng lưới.
Tác giả:
Sean T. Ngo là Giám đốc điều hành và Đồng sáng lập của một trong những công ty tư vấn nhượng quyền hàng đầu Châu Á, VF Franchise Consulting. Anh là người Mỹ gốc Việt và đã sống ở Việt Nam hơn 16 năm. Bạn có thể liên hệ với anh ấy tại sean@vffranchiseconsulting.com hoặc info@vffranchiseconsulting.com.
VF FRANCHISE CONSULTING