Lý do phương pháp giáo dục STEAM trở nên phổ biến

Mô hình giáo dục STEAM mở ra nhiều cơ hội việc làm cho thế hệ tương lai. Ảnh: Fabrice Florin/flickr,CC BY-SA.

Phương pháp giáo dục STEAM trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết, khơi nguồn sự sáng tạo và mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Thuật ngữ STEM xuất hiện lần đầu vào đầu thế kỷ 21, chỉ các nghề nghiệp hay chương trình giảng dạy xoay quanh khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineer) và toán học (Mathematics), những ngành phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế Mỹ.

Khi công nghệ thay đổi, để duy trì tính cạnh tranh trên toàn cầu, phong trào tích hợp STEM vào các khung giáo dục bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý. Người ta bắt đầu nhận ra rằng, đã đến lúc chuẩn bị cho thế hệ trẻ và nền kinh tế tương lai, bằng cách giúp học sinh ở mọi lứa tuổi phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công trong thế kỷ 21.

Vài năm sau khi STEM trở thành từ thông dụng trong ngành giáo dục Mỹ, một thuật ngữ tương tự đã xuất hiện – STEAM. Chữ “A” từ Art – nghệ thuật. Ngày càng nhiều trường học áp dụng phương pháp giảng dạy STEAM, bởi nghệ thuật làm cho việc học tập trở nên vui vẻ thu hút trẻ em tham gia nhiều hơn.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy các sinh viên hoạt động nghệ thuật thường xuyên sẽ đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Những học sinh đó cũng ít xem TV, cảm thấy ít buồn chán hơn khi ở trường và tích cực các hoạt động cộng đồng. Điều này giúp trẻ phát triển toàn diện hơn và mở ra nhiều cơ hội mới.

STEAM tập hợp 5 bộ môn quan trọng để tạo ra môi trường học tập hòa nhập, khuyến khích mọi học sinh tham gia, hợp tác và giải quyết vấn đề. Cách tiếp cận toàn diện này khuyến khích sinh viên “tập luyện” đồng thời cả não trái và não phải, những yếu tố cần thiết trong môi trường làm việc trong kỷ nguyên số.

Theo Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Mỹ, bốn lĩnh vực kỹ năng chính cần thiết để thành công trong thế kỷ 21, gồm: tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; giao tiếp; hợp tác; sáng tạo và đổi mới. Bằng cách dạy trẻ cách suy nghĩ, giải quyết vấn đề và tận dụng dụng sự sáng tạo, khung STEAM chuẩn bị cho trẻ nền tảng để phát triển vượt bậc.

Một báo cáo từ Cục Thống kê Lao động Mỹ dự đoán nghề liên quan đến STEM và STEAM sẽ tăng trưởng 8,8% từ nay đến năm 2028, so với 5% của các nghề không thuộc STEM. Đơn vị này cũng nêu mức lương trung bình hàng năm của các công việc STEM/STEAM là 84.880USD, so với 37.020USD ở các nghề khác.

Nhờ những lợi thế đó, nhiều năm gần đây, giáo dục STEAM ngày càng được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Một trong những đơn vị mang giáo dục STEAM về Việt Nam là STEAM for Việt Nam, tổ chức phi lợi nhuận được thành lập tại Mỹ, do Tiến sĩ Trần Việt Hùng – Founder Got It khởi xướng.

Tổ chức đặt sứ mệnh mang giáo dục STEAM chất lượng quốc tế, miễn phí cho người Việt. STEAM for Vietnam tổ chức miễn phí các khóa học lập trình và công nghệ Robotics cho các em nhỏ từ 8-16 tuổi. Kỹ sư người Việt đang làm việc tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, Facebook… sẽ trực tiếp tham gia giảng dạy.

Mô hình giáo dục online kết hợp offline của STEAM for Vietnam tạo điều kiện cho hàng ngàn học sinh Việt Nam, từ thành thị tới vùng sâu vùng xa có cơ hội học, thực hành, trải nghiệm hình thức “học mà chơi, chơi mà học” các kiến thức về lập trình, công nghệ và robotics thông qua việc làm các dự án cùng với các chuyên gia hàng đầu.

VNEXPRESS


Để nhượng quyền thương hiệu giáo dục STEAM Bricks 4 Kidz, vui lòng LIÊN HỆ chúng tôi qua email info@vnfranchise.vn.

Bài viết liên quan

VNFranchise - Trang Nhượng Quyền Thương Hiệu Số 1 Việt Nam

Đăng Ký Nhận Tin Tức Mới Nhất Về Nhượng Quyền Thương Hiệu

vnfranchise vnfranchise