Nhượng Quyền Thương Mại Và Những Vấn Đề Pháp Lý Đặt Ra

Trong những năm gần đây, với xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế nhanh, Việt Nam trở thành thị trường được các thương hiệu lớn quốc tế và khu vực quan tâm tìm kiếm cơ hội hợp tác nhượng quyền thương mại.

Nhượng quyền thương mại là gì?

Phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại xuất hiện tại Việt Nam từ trước năm 1975, thông qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng dầu của Mỹ như: Mobil, Exxon (Esso), Shell. Sau đó, nhượng quyền thương mại xuất hiện trở lại vào giữa thập niên 90 của thế kỷ XX.

Kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, rất nhiều thương hiệu nổi tiếng nước ngoài đã thực hiện việc nhượng quyền thương mại vào Việt Nam như: Starbucks, Mc Donald’s, Coast London,…và đã tạo nên sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Nhằm đối phó với thực trạng này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nhanh chóng tích cực phát triển thương hiệu và thực hiện sôi động các hoạt động nhượng quyền.

Việt Nam trở thành thị trường được các thương hiệu lớn quốc tế và khu vực quan tâm tìm kiếm cơ hội hợp tác nhượng quyền thương mại.
Việt Nam trở thành thị trường được các thương hiệu lớn quốc tế và khu vực quan tâm tìm kiếm cơ hội hợp tác nhượng quyền thương mại.

Cùng với tốc độ phát triển của loại hình kinh doanh nhượng quyền thương mại, năm 2005, Luật Thương mại (Điều 284) cũng đã đề cập đến nhượng quyền thương mại. Cụ thể: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Theo quy định trên về nhượng quyền thương mại, ta cần quan tâm tới những vấn đề sau:

Thứ nhất, nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại.

Thứ hai, pháp luật về vấn đề này đã nhấn mạnh tới quyền của bên nhượng quyền (cho phép và yêu cầu) với bên nhận quyền và những điều kiện mà bên nhận quyền là bên có nghĩa vụ phải tuân thủ khi tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Cụ thể, bên nhượng quyền sẽ trao cho bên nhận quyền kinh doanh các quyền sử dụng mô hình, kĩ thuật kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dưới thương hiệu của mình và nhận lại một khoản phí hoặc phần trăm doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định, bên nhận quyền thương mại có quyền sử dụng quyền thương mại của bên nhượng quyền để tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng phải tuân thủ một số điều kiện mà bên nhượng quyền đưa ra.

Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại. Quyền thương mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo cách thức của bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc được sử dụng nhãn mác, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo…của bên nhượng quyền. Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, nội dung cốt lõi chính là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sử dụng quyền thương mại của mình trong kinh doanh.

– Giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ hỗ trợ mật thiết.

Đây là một đặc điểm giúp chúng ta tìm thấy sự khác biệt của nhượng quyền thương mại với các hoạt động thương mại khác. Trong nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, nếu không có điều đó, thì đã thiếu đi một điều kiện tiên quyết để xác định hoạt động đấy có phải là nhượng quyền thương mại hay không.

Tính mật thiết của mối quan hệ giữa Bên nhượng quyền và bên nhận quyền thể hiện từ ngay sau khi các bên hình thành nên quan hệ nhượng quyền thương mại. Kể từ thời điểm đó, Bên nhượng quyền phải tiến hành việc cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền. Không chỉ vậy, mà cùng với sự lớn mạnh và phát triển theo thời gian của hệ thống, Bên nhượng quyền phải thường xuyên trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền đối với những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống.

– Luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành công việc của bên nhận quyền.

Quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền được pháp luật đa số các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Theo đó, bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thương mại của Bên nhận quyền. Sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền như đã nói ở trên sẽ trở nên vô nghĩa và thiếu đi tính thực tế nếu như bên nhượng quyền không có quyền năng kiểm soát hoạt động điều hành kinh doanh của bên nhận quyền. Quyền năng này của bên nhượng quyền đã thực sự tạo nên chất kết dính quan trọng trong việc xây dựng tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá và dịch vụ.

Hiện xu hướng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam chủ yếu dừng lại ở mô hình nhượng quyền cấp 1 (gọi là nhượng quyền độc quyền) khi thương hiệu quốc tế trao quyền cho một doanh nghiệp nội địa phát triển hệ thống chi nhánh trên toàn lãnh thổ dưới hình thức tự đầu tư và kinh doanh (gọi là phát triển hệ thống chuỗi). Rất ít thương hiệu quốc tế tại Việt Nam phát triển thị trường qua hình thức nhượng quyền cấp 2 (gọi là nhượng quyền thứ cấp), khi đối tác cấp 1 tiếp tục nhượng quyền từng chi nhánh hoặc từng khu vực cho một đối tác thứ cấp tiếp theo.

Việc phát triển kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại đã giúp các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại tận dụng được nguồn vốn, nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh.
Việc phát triển kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại đã giúp các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại tận dụng được nguồn vốn, nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh.

Nhượng quyền thương mại giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh

Việc phát triển kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại đã giúp các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại tận dụng được nguồn vốn, nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh, đồng thời gia tăng doanh số và lợi nhuận từ nguồn thu chi phí nhượng quyền, nâng cao giá trị thương hiệu và nâng tầm doanh nghiệp.

Đối với bên nhận nhượng quyền thương mại, mô hình này giúp hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Nhờ uy tín của các thương hiệu lớn nhượng quyền, sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiêu thụ mạnh trên thị trường và được người tiêu dùng biết đến. Các doanh nghiệp cũng tiết kiệm đáng kể chi phí để tạo dựng thương hiệu cũng như quảng cáo, xúc tiến bán hàng.

Hoạt động nhượng quyền thương mại không chỉ mang lại cơ hội đầu tư kinh doanh lớn cho các chủ đầu tư mà còn là phương cách giúp mở rộng, phát triển thị trường nội địa cạnh tranh lành mạnh.

Với việc nhận nhượng quyền thương mại từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam được chuyển giao những thương hiệu có uy tín và được học hỏi, tiếp cận cách thức kinh doanh và phương thức quản lý tiên tiến của thế giới. Hiện, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới thông qua nhượng quyền thương mại.

Còn nhiều thách thức

Mặc dù, tiềm năng thị trường nhượng quyền thương mại của Việt Nam là rất lớn, nhưng vẫn còn những thách thức do hoạt động này hiện nay mang tính tự phát và thiếu chuyên nghiệp. Hiện nay, xu hướng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam chủ yếu dừng lại ở mô hình nhượng quyền cấp 1 (hay còn gọi là nhượng quyền độc quyền) khi thương hiệu quốc tế trao quyền cho một doanh nghiệp nội địa phát triển hệ thống chi nhánh trên toàn lãnh thổ dưới hình thức tự đầu tư và kinh doanh (gọi là phát triển hệ thống chuỗi).

Rất ít thương hiệu quốc tế tại Việt Nam phát triển thị trường qua hình thức nhượng quyền cấp 2 (nhượng quyền thứ cấp), khi đối tác cấp 1 tiếp tục nhượng quyền từng chi nhánh hoặc từng khu vực cho một đối tác thứ cấp tiếp theo.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu vốn, thiếu trình độ quản lý và kiểm soát, chưa chuẩn hoá được quy trình và thương hiệu, chưa hoạch định chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp nên hầu như chưa thực hiện được mô hình nhượng quyền thương mại toàn diện, ít quan tâm đến bảo hộ thương hiệu.

Nhiều nơi kinh doanh nhượng quyền thương mại tự ý đưa vào sản phẩm, dịch vụ khác làm mờ nhạt sản phẩm cốt lõi (sản phẩm được nhượng quyền thương mại), trong khi đó, nguyên tắc nhượng quyền là các cửa hàng trong chuỗi phải giống nhau đến 80% với thực đơn thống nhất và nếu có mở rộng, thì không được làm lu mờ sản phẩm kinh doanh cốt lõi.

Nguyên nhân của thực tế trên là do môi trường pháp lý về nhượng quyền thương mại còn bất cập. Khung pháp lý hiện nay vẫn chưa quy định đầy đủ các vấn đề về hoạt động nhượng quyền thương mại như: các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động nhượng quyền thương mại còn chung chung, nhiều hình phạt mang tính hình thức, chưa phù hợp với tính chất và quy mô của nhượng quyền thương mại trên thực tế. Mặt khác, một số văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn, tác động đến sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước và xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động nhượng quyền.

Hơn nữa, Việt Nam đang thiếu các tổ chức hỗ trợ hoạt động nhượng quyền thương mại, chẳng hạn như Hiệp hội nhượng quyền thương mại Việt Nam. Hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại cũng chưa được chú trọng…

Tận dụng được cơ hội trong hội nhập để phát triển nhượng quyền thương mại

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để giúp các doanh nghiệp trong nước tận dụng được cơ hội trong hội nhập để phát triển nhượng quyền thương mại; đồng thời, tạo môi trường thuận lợi cho các đối tác nước ngoài mở rộng thị trường tại Việt Nam, trong thời gian tới hoạt động nhượng quyền thương mại của Việt Nam cần chú trọng triển khai một số giải pháp. Cụ thể, Chính phủ cần ban hành các chính sách hỗ trợ nhượng quyền thương mại phát triển, hoàn thiện hành lang pháp lý, phù hợp với các cam kết hội nhập mà Việt Nam đang tham gia. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường trọng tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các hội nghị xúc tiến, ưu đãi về vốn để doanh nghiệp trong nước tạo dựng thương hiệu và thị trường ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tiếp cận các kinh nghiệm, kiến thức, pháp luật, các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại và tuân thủ các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại; có chiến lược xây dựng thương hiệu và hệ thống kinh doanh được tổ chức khoa học, hợp lý, hiệu quả và mang tính đặc thù.

Doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tiếp cận các kinh nghiệm, kiến thức, pháp luật, các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại.
Doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tiếp cận các kinh nghiệm, kiến thức, pháp luật, các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định tính khả thi của mô hình nhượng quyền đối với ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh, tái cấu trúc, củng cố và phát triển nội lực doanh nghiệp trước khi chuyển sang áp dụng mô hình nhượng quyền; doanh nghiệp cần xây dựng các nền tảng hỗ trợ thiết yếu trong nhượng quyền như: Nền tảng thương hiệu và tiếp thị; vận hành và cung ứng; nhân lực và đào tạo; phát triển hệ thống nhượng quyền.

Ngoài nhượng quyền thương mại giữa các doanh nghiệp trong nước còn có nhượng quyền với doanh nghiệp quốc tế. Việc nhượng quyền quốc tế khác với nhượng quyền bình thường là một bên trong quan hệ này là chủ thể nước ngoài. Hoạt động này bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.

Bên cạnh những lợi ích như khi tham gia vào hệ thống nhượng quyénex tận dụng lợi thế thương hiệu của bên nhượng quyền, tận dụng được nhãn hiệu hang hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; giú bên nhận nhượng quyền giảm bớt thời gian, chi phí trong việc xây dựng thương hiệu. Bên nhận nhượng quyền còn nhận đực sự hỗ trợ của bên nhượng quyền thì nhượng quyền quốc tế còn có những lưu ý sau:

Thứ nhất là vấn đề chịu kiểm soát. Nhượng quyền quốc tế thường chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ bên chuyển nhượng. Vì đây chỉ là nhượng quyền nên khi thực hiện những kế hoạch như tiếp thị, sản phẩm, … bên nhận chuyển nhượng không được tự thực hiện, sáng tạo theo ý mình để phù hợp hơn với hoàn cảnh mà phải chuẩn hoá theo hệ thống, phụ thuộc và bị ràng buộc bởi hợp đồng với bên chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng còn phải chia sẻ rủi ro cùng bên nhượng quyền.

Thứ hai là lưu ý rủi ro về vốn. Nhu cầu và phân khúc khách hàng tại Việt Nam khác nước ngoài ít nhiều cho nên kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam phải kinh động và sáng tạo, việc đem cách nhượng quyền áp dụng cứng nhắc tại Việt Nam có thể không đem lại hiệu quả mà còn nhận rủi ro. Đồng thời có rất nhiều trường hợp vốn phát sinh từ nhượng quyền quốc tế lớn hơn ban đầu.

Thứ ba, lựa chọn thương hiệu phù hợp. Sau khi đã xem xét thị trường, cần lựa chọn thương hiệu phù hợp để thực hiện nhượng quyền thương mại và cần dự đoán hiệu quả kinh doanh khi sử dụng thương hiệu này.

Theo: Doanhnhanphaply

Bài viết liên quan

VNFranchise - Trang Nhượng Quyền Thương Hiệu Số 1 Việt Nam

Đăng Ký Nhận Tin Tức Mới Nhất Về Nhượng Quyền Thương Hiệu

vnfranchise vnfranchise