KHÁCH SẠN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU – NHỮNG LỢI ÍCH VÀ RỦI RO

Ảnh: Tripadvisor

Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu nhất là khách sạn đã chiếm 50% tổng số khách sạn và đang trở thành một xu hướng hot. Vậy khách sạn nhượng quyền thương hiệu là gì? Lợi ích và rủi ro nào đối với nhà đầu tư?

1. Khách sạn nhượng quyền là gì?

Khách sạn nhượng quyền (Franchising – nhượng quyền thương mại) là khách sạn mua nhượng quyền từ một doanh nghiệp bán thương hiệu, sử dụng và kinh doanh trên thương hiệu đó. Doanh nghiệp, nhà đầu tư mua thương hiệu khách sạn nhượng quyền phải trả cho bên bán phí nhất định và kèm theo những điều khoản hợp đồng. Có thể bao gồm: % doanh thu trong thời gian nhất định, đảm bảo thực hiện đúng khuôn mẫu, cách thức kinh doanh, quy trình kinh doanh, điều khoản vận hành hệ thống.

Bên nhượng quyền thương hiệu chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá… còn các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực do bên mua thương hiệu – nhà đầu tư tự triển khai.

2. Lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào khách sạn nhượng quyền thương hiệu

Các khách sạn của Vìệt Nam đang bước vào hội nhập khi rất nhiều khách sạn nhượng quyền thương hiệu được mở ra. Khách sạn nhượng quyền thương hiệu mang lại những lợi ích lớn đồng thời cũng đưa đến những rủi ro nhất định.

Có thể kể đến:

– Ít rủi ro: Chủ khách sạn không cần phải xây dựng từ đầu. (90% chủ đầu tư mới thường thất bại trong 3 năm đầu). Chủ khách sạn có thể nắm bắt được quá trình hoạt động, tăng lợi thế cạnh tranh và nhận được sự hỗ trợ từ phía thương hiệu nhượng quyền.

– Tính truyền thông cao, hỗ trợ marketing chuyên nghiệp: Hầu hết các khách sạn nhượng quyền thành công đều đã truyền thông đến cho khách hàng biết đến. Vì vậy khách hàng đã quen với hệ thống dịch vụ, nhà hàng dựa trên sự nhận diện thương hiệu, phương thức hoạt động. Vì vậy, khi chủ khách sạn mua nhượng quyền thì sẽ rất dễ tiếp cận khách hàng, tiết kiệm chi phí truyền thông, marketing.

– Hệ thống bài bản: Các khách sạn nhượng quyền thương hiệu sẽ được cung cấp toàn bộ quy trình quản lý, thủ tục, tài chính, đào tạo, quản lý nhân viên, … Vì vậy, chủ khách sạn mua nhượng quyền sẽ dễ dàng quản lý.

Tuy nhiên, đầu tư vào khách sạn nhượng quyền cũng sẽ có những rủi ro. Chủ khách sạn sẽ phải vận hành theo mô hình quản lý của hệ thống khách sạn. Và tuân thủ theo quy tắc, điều lệ hợp đồng. Nếu như không am hiểu về luật, hợp đồng khi vận hành sẽ có rất nhiều mâu thuẫn.

3. Các khách sạn nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, có 4 loại hình khách sạn nhượng quyền thương hiệu. Đó là:

  • Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management Franchise)
  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full Business Format Franchise)
  • Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity Franchise)
  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-Business Format Franchise)

Có thể kể đến các khách sạn nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam với các tập đoàn khách sạn lớn như:

– Marriott International với hệ thống khách sạn: JW Marriott Hanoi, Shereton Hanoi, Sheraton Saigon Hotel & Towers, Le Méridien Saigon, Renaissance Riverside Hotel Saigon, Sheraton Nha Trang Hotel & Spa và JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa, Sheraton Hoi An Tam Ky Resort, Four Points by Sheraton Danang và Sheraton Danang Resort.

– Hilton Worldwide: Hilton Hà Nội Opera, Hilton Garden Inn Hà Nội, Hilton Đà Nẵng….

– InterContinental Hotels Group (IHG): 8 khách sạn, khu resort cao cấp tại Đà Nẵng, TPHCM, Hà Nội, Phú Quốc, Nha Trang,…

– Accor Hotels: Bana Hills, Mercure Danang French Village, Novotel Danang Premier Han River, Pullman Danang Beach Resort, Premier Village Danang Resort, Premier Residence Phu Quoc Emerald Bay…

– Wyndham Hotel Group: Wyndham Legend Halong

– Best Western International: Best Western Premier Indochine Palace (Huế), Best Western Dalat Plaza Hotel, Best Western Premier Oceanami Hotel & Resort (Vũng Tàu),…

VINAPAD

Bài viết liên quan

VNFranchise - Trang Nhượng Quyền Thương Hiệu Số 1 Việt Nam

Đăng Ký Nhận Tin Tức Mới Nhất Về Nhượng Quyền Thương Hiệu

vnfranchise vnfranchise