SỰ KHỞI SẮC GIỮA CUỘC KHỦNG HOẢNG NGÀNH NHÀ HÀNG

Trong khi ngành dịch vụ nhà hàng toàn cầu đang chống chọi với sự ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID, thì thị trường nhà hàng Việt Nam lại đang có tín hiệu phục hồi một cách nhanh chóng, ngay sau khi thành công trong việc ngăn chặn bùng dịch.

Ông Anhul Chauhan, CEO Pizza Hut Việt Nam, chia sẻ rằng việc gửi đơn phá sản gần đây của NPC International’s tại Hoa Kì không gây ảnh hưởng gì đến thương hiệu tại Việt Nam. NPC International là một trong nhưng bên nhượng quyền thương hiệu Pizza Hut ở Mỹ và hoàn toàn tách biệt thương hiệu ở các thị trường khác Mỹ.

Pizza Hut là thương hiệu sở hữu bởi Yum! Brands, Inc., trụ sở tại Kentucky, hiện đang có trên 50,000 cửa hàng tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, hoạt động chủ yếu với các thương hiệu của công ty như KFC, Pizza Hut, Taco Bell và The Habit Burger Grill – là những thương hiệu hàng đầu về gà, pizza, và các món ăn Mexico.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, Pizza Hut được vận hành bởi Jardines Restaurant Group (JRG), thuộc tập đoàn lớn Jarrdines Matheson Group. JRG cũng đã sở hữu quyền nhượng quyền thương mại của Pizza Hut và KFC tại các thị trường Châu Á, với hơn 1,000 cửa hàng trên khắp vùng lãnh thổ này.

Theo ông Chauhan, Pizza Hut Việt Nam là một trong những thương hiệu phát triển mạnh trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam, với 95 cửa hàng trải đều trên cả nước. “Pizza Hut Việt Nam không phải đóng cửa vĩnh viễn bất cứ nhà hàng nào trong cuộc khủng hoảng COVID-19. Như tất cả các nhà hàng khác, chúng tôi phải tạm thời đóng cửa các cửa hàng theo chỉ thị từ chính quyền địa phương”, ông Chauhan nói. “Việc này đã gây nên những tác động đáng kể đến doanh số và lợi nhuận trong giai đoạn đó. Hiện vẫn còn một số ảnh hưởng về mặt doanh thu, đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, do lương khách hàng giảm và sự thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng.”

May mắn rằng, một số tác động tiêu cực đã có dấu hiệu giảm do có sự cân bằng về mô hình kinh doanh, cùng với lương doanh thu đáng kể từ các dịch vụ giao hàng và hình thức mua mang đi. Tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hệ thống Pizza Hut đã phủ khá rộng, giúp các khách hàng có thể đến với Pizza Hut trong trung bình chưa đến 8 phút, bất kể họ đang ở đâu trong thành phố. Điều này cũng giúp việc giao hàng đến người tiêu dùng được thực hiện nhanh chóng, sản phẩm đảm bảo tươi nóng khi đến tay khách hàng.

Với việc khống chế tốt đại dịch của Việt Nam, Pizza Hut nhắm đến tiếp tục đẩy mạnh phát triển tại thị trường tiềm năng này. Cho đến hiện tại, trong năm 2020, chuỗi thức ăn này đã mở thêm bốn cửa hàng mới với sự mở rộng ra các tỉnh như Hà Nội, Thái Nguyên, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh.

Pizza Hut dự kiến mở thêm 2 cửa hàng mới trong tháng, và nhắm đến mục tiêu đạt 100 cửa hàng trước tết Nguyên Đán 2021.

“Là một phần của tập đoàn Jardines Matheson, chúng tôi có nguồn hỗ trợ về việc cân đối kế toán cùng với nguồn tiền vững mạnh, cũng như có tầm nhìn dài hạn về việc tăng trưởng,” CEO của Pizza Hut Việt Nam nhấn mạnh. “Chúng tôi tiếp tục tin rằng Việt Nam đã sẵn sàng cho sự tăng trưởng trung và dài hạn. Tầm nhìn dài hạn của chúng tôi là đạt được 400 cửa hàng trên toàn quốc, và chúng tôi cũng tiếp tục đầu tư xây dựng cho mục tiêu này trong năm 2020 và sau nữa.”

Sean T. Ngo, nhà sáng lập và CEO của VF Franchise Consulting, chia sẻ rằng, thật không may,  sự sụp đổ của thương hiệu Pizza Hut tại Mỹ – thương hiệu nhượng quyền lớn nhất của NPC International là một điều không quá bất ngờ. “Trong thập kỷ vừa qua, Pizza Hut và các thương hiệu như Domino’s đang dần suy giảm do sự lớn mạnh và tăng trưởng của các đối thủ. Cùng xu hướng này, và tình hình COVID-19 tại Mỹ đã gây nên nhiều sự thất bại, tình hình ngày càng trở nên tệ hơn, và chưa có dấu hiệu khả quan.” ông nói.

Tương tự, Lion City, chuỗi nhà hàng Singapore, cũng đang gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng toàn cầu này. “COVID-19 là một trong những điều tệ hại nhất có thể xảy ra. Nó ảnh hưởng không trừ một ai, đặc biệt là ngành F&B,” Harry Ang, nhà sáng lập Lion City nói. “Doanh thu của chúng tôi giảm hơn 50% vì mọi người không đi ra ngoài vì sợ bị ảnh hưởng. May mắn thay, chính phủ Việt Nam đã có những ứng biến và hành động rất tốt. Lượng khách hàng của chúng tôi đang có dấu hiệu phục hồi, nhưng chắc chắn không nhiều như trước đây, vì khách du lịch và khách nước ngoài chưa thể quay lại. Họ chiếm khoảng 30% doanh thu kinh doanh của chúng tôi.”

Ang chia sẻ rằng, kế hoạch hậu đại dịch khá nhiều thách thức. “Chúng tôi bắt đầu thu hẹp hệ thống với ít cửa hàng hơn, đi cùng là việc cắt giảm nhân sự, và sẽ bắt đầu xây dựng lại từ đó”, ông nói, và cho biết thêm hệ thống chuỗi nhà hàng dự kiến sẽ trở lại bình thường vào quý II năm 2021.

Một trường hợp khác là tập đoàn F&B của Singapore – BreadTalk, là chuỗi bánh mì đang hoạt động trên khắp Việt Nam, cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Việc hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore gần đây cũng phản ảnh từ kết quả kinh doanh của BTG Holding. Các thị trường trọng điểm của thương hiệu này như Trung Quốc, Hongkong và Singapore đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Nhìn chung, thương hiệu có sản phẩm có thể mua mang đi hoặc giao hàng, có được lợi thế trong cuộc khủng hoảng này, bao gồm các sản phẩm có thể dễ dàng mang đi như pizza, thức ăn nhanh, hay các loại đồ uống phổ biến như trà sữa, cà phê.

Ông Ngo dự đoán rằng sẽ có thêm những biến động trong ngành nhà hàng tại Việt Nam khi thương hiệu trong và ngoài nước xuất hiện nhiều hơn, đồng thời, cũng sẽ có thêm nhiều người tham gia vào cuộc chơi này, nhằm khai thác nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, đem đến những mô hình F&B mới hấp dẫn, giá cả phải chăng, phục vụ cho nhóm khách hàng ăn uống mọi lúc, mọi nơi.

Ông nói thêm, đây cũng là lý do vì sao các thương hiệu như Little Caecars Pizza của Mỹ và Mango Chilli của Thái Lan, chọn VF Franchise Consulting làm đối tác để giúp đưa thương hiệu vào thị trường này, bằng việc tìm kiếm nhượng quyền tại Việt Nam, ngay trong thời gian khó khăn hiện tại.

Source: VIR

Bài viết liên quan

VNFranchise - Trang Nhượng Quyền Thương Hiệu Số 1 Việt Nam

Đăng Ký Nhận Tin Tức Mới Nhất Về Nhượng Quyền Thương Hiệu

vnfranchise vnfranchise